18:41 BNT Chủ nhật, 22/05/2022 Trang nhất » Tin Tức » Tin tức giáo dục
  • Trang nhất
  • Giới thiệu
  • Hình ảnh hoạt động
  • Danh sách CB - GV
  • Thời khóa biểu
  • Tài nguyên điện tử
    • Sáng kiến kinh nghiệm
    • Giáo án điện tử khối 1
    • Giáo án điện tử khối 2
    • Giáo án điện tử khối 4
    • Giáo án điện tử khối 5
    • Nhạc Thanh niên
  • Thành viên
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
    • Quên mật khẩu
  • Liên hệ BGH

Danh mục tin

  • Chi bộ
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
  • Liên đội Trường TH...
  • Hoạt động Công đoàn
  • Hoạt động chuyên môn
  • Hoạt động nhà trường
  • Tin Tức - Sự kiện
  • Tin tức giáo dục
  • Góc thư giản

Tin tiêu điểm

  • TIN HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG 79 NĂM THÀNH LẬP ĐỘI VÀ 130 NĂM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
  • Đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2017 - 2022
  • Bài tìm hiểu luật trẻ em
  • Thực hiện phong trào trang trí lớp học tại trường TH Trần Phú
  • Hội trại kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Mấy giờ rồi nhỉ

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website Trường TH Trần Phú?

Giao diện đẹp.

Phong phú về nội dung.

Cập nhật thông tin nhanh.

Tất cả phương án trên.

Ý kiến khác

Kết quả

Thống kê truy cập

Đang truy cập : 9


Hôm nay : 790

Tháng hiện tại : 11591

Tổng lượt truy cập : 853934


Tin tức giáo dục
https://truonghoc.edu.vn/
Thông tin tham khảo
giá xe oto sanbanxe.vn
đăng tin bán nhà đất trangvangnhadat.vn

 
Thứ tư - 10/04/2013 11:04
  • Gửi bài viết qua email
  • In ra
  • Lưu bài viết này

Cô bé 11 tuổi nuôi 5 em nhỏ ăn học

Mới 11 tuổi nhưng em Sùng Thị Dợ, học sinh lớp 6A Trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã phải thay bố mẹ chăm sóc nuôi 3 em và 2 cháu nhỏ ăn học. Trong túp lều nhỏ được dựng lên từ tre nứa, 6 chị em tự chăm sóc nhau.

Sùng Thị Dợ là học sinh người dân tộc Mông, thuộc bản Sa Lung, xã Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Sinh ra trong một gia đình có tới 9 anh chị em, Dợ là con thứ 5 trong gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ, Dợ đã ước ao lớn lên được đi học chữ để không phải làm nương, làm rẫy vất vả khổ cực như những anh chị của mình.

 

Em Sùng Thị Dợ (áo hồng bìa phải) cùng 5 em nhỏ trong căn lều trọ học ở Trường THCS Mường Lý.
Em Sùng Thị Dợ (áo hồng bìa phải) cùng 5 em nhỏ trong căn lều trọ học ở Trường THCS Mường Lý.

 

 

Quyết tâm theo học chữ bằng được, dù nhà xa trường hơn 7km nhưng 6 năm qua, chưa bao giờ Dợ có ý định bỏ học. Dợ tâm sự: “Nhà nghèo lắm, bố mẹ và anh chị làm nương vất vả lắm. Ngày trước nhà ở bản Muống 1 nhưng mới đến bản Sa Lung để làm nương, em ở lại trường đi học. Phải gắng học chữ thật giỏi, chứ không muốn làm nương vất vả lắm”.

 

Anh chị của Dợ đều phải sớm theo bố mẹ đi làm nương không ai biết đến cái chữ. “Hai anh đầu thì lấy vợ rồi đi làm nương, còn hai chị gái cũng làm nương và đi chăm bò chứ không được đi học giống như em đâu. Em muốn đi học để về dạy chữ cho anh chị em của em”, Dợ hồn nhiên nói.

 

Với dáng người nhỏ nhắn, Dợ đã làm cho nhiều thầy cô và các bạn học sinh Trường THCS Mường Lý phải khâm phục về sự ham học và gắng vươn lên trong học tập. Điều khiến mọi người cảm phục là mới 11 tuổi, xa gia đình nhưng Dợ lại một mình nuôi 5 em nhỏ (gồm 3 em ruột và 2 cháu là con anh chị của Dợ) trong một túp lều nhỏ. Năm em nhỏ mà Dợ đang chăm nuôi gồm 3 em ruột: Sùng A Phương (4 tuổi), Sùng Thị Pà và Sùng Thị Du (5 tuổi, sinh đôi) và 2 cháu: Sùng Thị Sùng (5 tuổi), Sùng A Cháng (4 tuổi).

 

Mới 11 tuổi, nhưng em Sùng Thị Dợ (áo hồng) đã phải vừa học vừa lo chăm sóc 5 em nhỏ.
Mới 11 tuổi, nhưng em Sùng Thị Dợ (áo hồng) đã phải vừa học vừa lo chăm sóc 5 em nhỏ.
 
“Em lớn nhất nên phải chăm nuôi các em, các cháu. Bố mẹ em với anh chị giao cho em nuôi các em, các cháu để gắng học lấy con chữ khỏi phải đi làm nương. Xa nhà nên mấy chị em phải tự chăm nuôi lấy nhau”, em Dợ chia sẻ.

 

Hàng ngày, ngoài giờ lên lớp Dợ phải làm tất cả các công việc như đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo, tắm rửa cho các em và các cháu. Mỗi ngày, Dợ phải thức dậy rất sớm để lo làm những việc cần thiết như giặt quần áo, đi lấy nước, đánh thức các em dậy để chuẩn bị lên lớp. Sau đó, Dợ lại bắt đầu đi chợ, mua con cá, mớ rau hay đi hái rau rừng về lo nấu cơm bữa cơm trưa. Buổi chiều, em lên lớp học rồi lại lo về để chuẩn bị buổi chiều cho các em.

 

Một mình phải vất vả lo cho các em, các cháu công việc tưởng chừng như rất khó khăn này giờ đã trở thành quen thuộc đối với Dợ. Mỗi lúc có thời gian rảnh rỗi, hay được nghỉ học ở nhà Dợ lại mang sách vở ra để dạy cho các em các cháu lo học chữ. 11 tuổi Dợ đã phải đảm nhiệm hết tất cả công việc của một người mẹ, người chị, rồi cả việc làm cô giáo dạy chữ cho các em của mình.

Công việc hàng ngày của Dợ là lấy nước, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, tắm rửa… cho 5 em nhỏ.
Công việc hàng ngày của Dợ là lấy nước, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, tắm rửa… cho 5 em nhỏ.

 

 

Đi học xa nhà nên Dợ được nhà trường sắp sếp cho chỗ ở trong khu kí túc xá của trường nhưng vì phải lo cho các em, các cháu nên Dợ phải ra ở lều thường xuyên để tiện cho việc chăm sóc các em các cháu. Nhà cách xa trường nên lâu lâu mấy chị em, cô cháu mới được về thăm nhà một lần. Bình thường thì tháng được về hai lần nhưng cũng có khi cả tháng không được về nhà. Đường xa nếu muốn về nhà thì phải có người nhà xuống đón mới được về không thì phải ở lại lều.

 

Tháng nào không về được thì người nhà đem tiền và gạo xuống trường cho Dợ để có tiền chăm lo cho các em các cháu. Cuộc sống trọ học của cô học trò nhỏ gặp rất nhiều khó khăn khi gia đình không có nhiều tiền để cho em.

 

“Khi nào hết tiền mua thức ăn thì đi hái rau rừng về ăn. Gạo đủ ăn được chứ tiền thì chẳng có tháng nào đủ cả. Phải đi chợ mua rau, mua muối, mua nhiều thứ lắm, rồi cả tiền để mua bút sách vở nữa. Hết tiền thì chị em chỉ ăn cơm không với muối thôi”, Dợ cho biết

 

Không chỉ chăm lo tốt cho các em mà Dợ cũng chăm ngoan và học giỏi. Hiện Dợ là lớp trưởng của lớp 6A. Theo như lời của thầy giáo Hoàng Trọng An, chủ nhiệm lớp 6A Trường THCS Mường Lý nhận xét thì trong số 44 học sinh của lớp thì Dợ rất nhanh nhẹn, cần cù chăm chỉ siêng năng.

 

“Em Dợ là một học sinh chăm ngoan học tốt, dù phải chăm lo cho các em ngoài giờ lên lớp nhưng em Dợ vẫn luôn cố gắng vươn lên. Trong lớp Dợ học không thua kém so với các em khác. Đặc biệt, em Dợ có sự nhanh nhẹn trong tiếp thu bài học và học hơn các học sinh khác trong môn Toán và Tiếng Anh”, thầy An chia sẻ.

 

Công việc hàng ngày của Dợ là lấy nước, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, tắm rửa… cho 5 em nhỏ.
Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, Dợ lại mang sách vở ra học bài và dạy chữ cho các em các cháu trong túp lều.

 

Thầy An cho biết thêm: “Mới đây em Dợ được nhận học bổng Để em không phải bỏ học với số tiền hơn 2 triệu đồng. Số tiền này đã khích lệ cho em Dợ rất nhiều, nhận được số tiền trên em Dợ rất vui mừng và đã để dành tiết kiệm phục vụ cho công việc học tập của mình. Mỗi tháng mỗi tuần chỉ lấy một ít để trang trải cho việc học tập”.

 

Thầy giáo Nguyễn Văn Hà - Hiệu phó Trường THCS Mường Lý nhận xét: “Trường hợp như em Dợ là vô cùng đặc biệt và là học sinh duy nhất ở đây. Mới 11 tuổi phải trọ học xa nhà nhưng một mình phải nuôi 5 em nhỏ, ở trong lều tranh vách nứa. Ngoài việc phải lo học tập cho mình, em Dợ còn phải đảm nhiệm công việc chăm sóc, lo lắng cho các em. Nhà trường cũng dành cho em sự qua tâm đặc biệt, mỗi khi có sự giúp đỡ gì đều dành hỗ trợ cho trường hợp em Dợ”.

Thái Bá - Duy Tuyên

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://tranphu-nuithanh.edu.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: học sinh, bố mẹ, chăm sóc

Những tin mới hơn

  • Cô giáo trẻ mang lời ca tiếng hát ra hải đảo (24/03/2017)
  • Tự ôn thi, nữ sinh nghèo người Ê-đê đỗ đại học (30/08/2013)
  • Chị em sinh ba cùng đậu ĐH Y dược TP HCM Nhẩm tính kết quả thi đại học khá cao, song 3 chị em sinh ba vẫn v (16/08/2013)
  • Rơi nước mắt trước lá thư gửi bà của bé lớp 3 (23/05/2013)
  • Sáng kiến chiếc kẹp nhặt rác của cậu học sinh lớp 5 (22/04/2013)

Những tin cũ hơn

  • 70 học trò nghèo sống trong lều rách nát (02/04/2013)
  • Nỗi niềm thưởng Tết giáo viên vùng cao (31/01/2013)
  • 'Phải dạy giáo viên trung thực' (25/01/2013)
  • Thi giải toán trên mười ngón tay (22/01/2013)
  • Tiếng kẻng hiếu học ở miền cao (22/01/2013)
  • Cho tôi một vé đi... thăm nhà học sinh (22/01/2013)
  • Hiệu quả từ thầy chủ đạo, trò chủ động (22/01/2013)
  • 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2012 (22/01/2013)
  • Thương tiếc người thầy khuyết tật tài hoa (22/01/2013)
  • Giáo sư gốc Việt đánh thức lịch sử bằng… truyền miệng (22/01/2013)
 

Giới thiệu

Giới thiệu về nhà trường

Nội dung bài viết đang được cập nhậtNội dung bài viết đang được cập nhậtNội dung bài viết đang được cập nhậtNội dung bài viết đang được cập nhật

Thành viên đăng nhập

Quên mật khẩu?
Google Google Yahoo Yahoo Myopenid Myopenid

Liên kết




Công ty Phú Bình Pro
thiết kế web tại Quảng Nam



 

Điều hành công việc PGD

Liên kết Website

truonghoc.edu.vn
trắc nghiệm online
vé máy bay vé máy bay
Thiết kế bởi Công ty thiết kế web Phú Bình Pro
Trường tiểu học Trần Phú
Địa chỉ: Xã Tam Hải - Núi Thành - Quảng Nam
Điện thoại: 05103.872737 - Website: tranphu-nuithanh.edu.vn