Đang truy cập : 1
Hôm nay : 760
Tháng hiện tại : 11561
Tổng lượt truy cập : 853904
Giáo dục dưới mắt mọi người
Chuyện những giáo viên chủ nhiệm gác lại công việc cá nhân để đến thăm gia đình từng học sinh, tìm hiểu từng hoàn cảnh, sở thích của các em. Họ không chỉ là giáo viên chủ nhiệm mà còn là người bạn thân thiết của học sinh.
Xếp vội quyển giáo án, cô Nguyễn Ngọc Sương và cô Cao Thanh Phúc vội vàng dẫn tôi đến thăm nhà em Lê Lan Vy (lớp 7) do cô Phúc chủ nhiệm. Con đường vào nhà Vy khá hẹp và quanh co. Chúng tôi phải luồn lách giữa những vườn chôm chôm, chỉ cần hụt chân là rơi ngay xuống nước. Đi được một đoạn, cô Phúc ngại ngần nói: “Lần trước mấy em học sinh dẫn đi nhưng giờ đi một mình nên em không nhớ rõ lắm”. Thấy cô Phúc e ngại, cô Sương tiếp lời: “Hôm trước, chị có đi qua nhà bé Vy rồi. Đối với những người địa phương như mình thì dễ nhớ đường lắm nhưng với những giáo viên mới như Phúc thì phải mất nhiều thời gian”. Cô Sương có mặt trong buổi đến thăm gia đình học sinh hôm nay với vai trò hỗ trợ và truyền lại kinh nghiệm cho cô Phúc.
Cô Sương chia sẻ: “Những ngày đầu làm công tác này mình rất ngại. Chỉ cần nói không khéo có thể gây hiểu lầm cho phụ huynh, dễ gây áp lực cho các em. Nhưng dần dần mình biết cách truyền đạt để phụ huynh hiểu mục đích của những lần viếng thăm đột xuất là để thấy góc học tập và thói quen sinh hoạt hằng ngày của các em. Đến tận nhà mình mới thấy được cách cha mẹ quan tâm các em thế nào”.
Chúng tôi bước vào ngôi nhà nhỏ của em Vy, cả gia đình đang quây quần bên mâm cơm ngày chủ nhật. Cô Phúc nhẹ nhàng hỏi thăm về công việc làm ăn của gia đình, về sinh hoạt hằng ngày của cô học trò nhỏ. Như hiểu rõ tâm ý của giáo viên chủ nhiệm, anh Lê Tuấn (cha em Vy) chia sẻ: “Bây giờ thói xấu dễ nhiễm hơn tính tốt. Chúng tôi bộn bề công việc nên đôi khi lơ là việc học của con. Nhờ những buổi gặp gỡ, trao đổi thân tình với giáo viên thế này mới biết con học thế nào, hiểu rõ mình cần phải làm gì và có cách ứng xử cho phù hợp với tâm tư của các cháu vì nhiều khi các cô hiểu cháu còn hơn cả cha mẹ”.
Cô Sương, cô Phúc cũng như rất nhiều giáo viên Trường THCS Tân Phong đã quen những lần tất bật đến nhà học sinh sau mỗi buổi học. Cứ sau mỗi đợt nhận lớp, giáo viên lại thu xếp công việc để đến nhà tất cả học sinh do mình chủ nhiệm. Nhiều trường hợp các cô phải đến nhiều lần để giúp đỡ các em. Các cô hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, tính cách và sở thích của từng em. “Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm phải hiểu học sinh. Đối với những em có hoàn cảnh khó khăn thì mình hỗ trợ. Còn với những học sinh chưa ngoan mình tìm hiểu sở thích để dễ ứng phó” - cô Sương vui vẻ nói.
Nguồn tin: tuoitre.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nội dung bài viết đang được cập nhậtNội dung bài viết đang được cập nhậtNội dung bài viết đang được cập nhậtNội dung bài viết đang được cập nhật