19:06 BNT Chủ nhật, 22/05/2022 Trang nhất » Tin Tức » Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
  • Trang nhất
  • Giới thiệu
  • Hình ảnh hoạt động
  • Danh sách CB - GV
  • Thời khóa biểu
  • Tài nguyên điện tử
    • Sáng kiến kinh nghiệm
    • Giáo án điện tử khối 1
    • Giáo án điện tử khối 2
    • Giáo án điện tử khối 4
    • Giáo án điện tử khối 5
    • Nhạc Thanh niên
  • Thành viên
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
    • Quên mật khẩu
  • Liên hệ BGH

Danh mục tin

  • Chi bộ
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
  • Liên đội Trường TH...
  • Hoạt động Công đoàn
  • Hoạt động chuyên môn
  • Hoạt động nhà trường
  • Tin Tức - Sự kiện
  • Tin tức giáo dục
  • Góc thư giản

Tin tiêu điểm

  • TIN HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG 79 NĂM THÀNH LẬP ĐỘI VÀ 130 NĂM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
  • Đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2017 - 2022
  • Bài tìm hiểu luật trẻ em
  • Thực hiện phong trào trang trí lớp học tại trường TH Trần Phú
  • Hội trại kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Mấy giờ rồi nhỉ

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website Trường TH Trần Phú?

Giao diện đẹp.

Phong phú về nội dung.

Cập nhật thông tin nhanh.

Tất cả phương án trên.

Ý kiến khác

Kết quả

Thống kê truy cập

Đang truy cập : 2


Hôm nay : 805

Tháng hiện tại : 11606

Tổng lượt truy cập : 853949


Tin tức giáo dục
https://truonghoc.edu.vn/
Thông tin tham khảo
giá xe oto sanbanxe.vn
đăng tin bán nhà đất trangvangnhadat.vn

 
Thứ ba - 20/08/2013 11:49
  • Gửi bài viết qua email
  • In ra
  • Lưu bài viết này

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HÈ 2013

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HÈ 2013
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HÈ 2013
 
Họ và tên:               
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Phú
 
Câu hỏi:
Câu 1: Sự cần thiết và những nhiệm vụ chủ yếu tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo? Liên hệ thực tế ở địa phương, đơn vị anh (chị) đang công tác.
Trả lời:
1.- Sự cần thiết:
- Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về định hướng Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, trong điều kiện đất nước có nhiều khó khăn, nguồn lực còn hạn hẹp, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, với những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu rất có ý nghĩa. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo có bước phát triển nhanh; hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học và sau đại học. Cơ sở trường, lớp từng bước được chuẩn hóa, hiện đại hóa. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ. Công tác quản lý giáo dục có chuyển biến tích cực. Hợp tác quốc tế được mở rộng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ngày càng tốt hơn. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng. Lực lượng lao động qua đào tạo tăng nhanh, góp phần quan trọng đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo.
       - Tuy nhiên, đến nay, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho phát triển. Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn.
         Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề; nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết, có mặt xa rời thực tế, chạy theo thành tích, chưa chú trọng giáo dục đạo đức, ý thức và trách nhiệm công dân. Chương trình giáo dục phổ thông còn quá tải đối với học sinh. Giáo dục đại học và giáo dục nghề chưa đáp ưng nhu cầu xã hội, chưa gắn với yêu cầu sử dụng nhân lực; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Phương pháp dạy và học chậm đổi mới, chưa thực sự phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên. Phương pháp và hình thức đánh giá kết quả còn lạc hậu, phương tiện giảng dạy thiếu thốn.
        Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập, thiếu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo còn nhiều lúng túng. Những hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh, thi và cấp bằng, lạm thu, dạy thêm chậm được khắc phục, gây bức xúc xã hội.
         Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa được quan tâm. Chất lượng đào tạo của các trường sư phạm còn hạn chế, đào tạo giáo viên chưa gắn với nhu cầu của các địa phương. Đầu tư cho giáo dục còn mang tính bình quân; cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở giáo dục còn thiếu và lạc hậu. Quỹ đất dành cho phát triển giáo dục còn thiếu. Chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa thỏa đáng.
        Những yếu kém, bất cập kéo dài trong thời gian qua đã làm hạn chế chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo, chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về nhân lực của nước ta, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, gây bức xúc trong xã hội.
        - Những hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là: Tư duy về giáo dục chậm đổi mới, không theo kịp sự phát triển của đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chính sách giáo dục, đào tạo chưa tạo được động lực, huy động sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội. Không có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong quy hoạch và kế hoạch phát triển của đất nước, các ngành và địa phương. Quản lý giáo dục, đào tạo còn nặng về hành chính, chưa phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo, chưa tạo được động lực đổi mới từ bên trong của ngành giáo dục. Các chủ trương về đổi mới và phát triển giáo dục, đào tạo chậm được cụ thể hóa và triển khai có hệ thống, đồng bộ. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan chức năng chưa nhận thức sâu sắc và thực hiện đầy đủ quan điểm “giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”, “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư phát triển”.
2.- Những nhiệm vụ chủ yếu:
          Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm…, trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề). Đây là những vấn đề hết sức lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết vào thời gian thích hợp.
       Trước mắt, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Kết luận Trung ương 6 khóa IX và Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15-4-2009 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
1- Quán triệt đầy đủ và thể hiện bằng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể quan điểm giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, phải đi trước và được đầu tư trước.
2- Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và quy hoạch phát triển nhân lực của các tỉnh, thành và bộ, ngành để thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, làm cho nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, nhất là từ các nước có nền khoa học công nghệ và giáo dục hiện đại. Triển khai mạnh mẽ quy hoạch nhân lực ngành giáo dục của mỗi địa phương.
3- Các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành giáo dục triển khai đợt sinh hoạt, hiến kế và xây dựng chương trình hành động, khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, việc lạm thu và sử dụng không đúng mục đích, tiêu cực trong thi cử.
4- Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép thành lập các trường đại học, cao đẳng mới, bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật. Đánh giá và có giải pháp phù hợp để triển khai bảo đảm hiệu quả, khách quan việc xây dựng các đại học trọng điểm, trường đại học và dạy nghề đạt trình độ khu vực và quốc tế. Xử lý kiên quyết các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
5- Kiểm tra, chấn chỉnh việc đào tạo tại chức, đào tạo liên kết với nước ngoài bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
6- Tích cực triển khai Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5-12-2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; tăng cường dạy và học ngoại ngữ, tin học trong hệ thống giáo dục quốc dân; chuẩn bị đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.
7- Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng trường học xuống cấp và quá tạm bợ ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện tích cực việc luân chuyển giáo viên để giải quyết chính sách đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
          3.- Liên hệ thực tế:
Để chủ trương của Đảng, của ngành về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trường TH Trần Phú đã thực hiện những vấn đề sau:
- Quán triệt đầy đủ các chương trình hành động cụ thể quan điểm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu.
- Tiếp tục thực hiện việc đổi mới tư duy, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
- Thực hiện tốt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
- Khắc phục tiêu cực trong tình trạng dạy thêm, học thêm, trong thi cử nhằm đảm bảo sự công bằng với học sinh.
- Học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp.
- Nghiên cứu Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa đảm bảo nội dung dạy học đạt yêu cầu cơ bản, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Tiếp tục, duy trì ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm đổi mới nội dung dạy và học theo hướng hiện đại.
- Thực hiện theo sự chỉ đạo của ngành, đơn vị về chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học.
- Tự học và tìm hiểu thêm về ngoại ngữ để hiểu biết và sử dụng trong dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phối hợp với các bậc cha mẹ học sinh tìm hiểu gia đình của học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; vận động mạnh thường quân hỗ trợ về đồ dùng học tập, phương tiện đi lại...nhằm tạo điều kiện cho các em được đến trường học tốt.
- Thực hiện về Đề án " Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công nghiệp ".
- Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Thực hiện chương trình đào tạo lại, chương trình bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ nhà giáo.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức sâu sắc của hệ thống chính trị và toàn xã hội về “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”, “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”.
- Thực hiện mục tiêu nâng cao chuẩn năng lực giáo viên; thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo.
- Phát huy vai trò trách nhiệm, tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận của cha mẹ học sinh.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp, phụ đạo học sinh có học lực yếu; luôn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử theo hướng đánh giá khách quan, đúng thực chất năng lực của học sinh.
- Giúp học sinh được tăng thời lượng tự học có hướng dẫn tại trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế thi và đánh giá định kỳ kết quả học tập học sinh theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tuyên truyền đến người dân nâng cao nhận thức và tham gia thực hiện tích cực công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.
 - Nâng cao chất lượng hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy và học để đảm bảo chất lượng giáo dục và phổ cập.
- Thực hiện tốt duy trì sĩ số học sinh và chống lưu ban, bỏ học.
 
Câu 2: Nhận thức của anh (chị) về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương ở chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013; liên hệ thực tế.
Trả lời:
1.- Nhận thức:
Phong cách Hồ Chí Minh là những đặc trưng giá trị mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, thể hiện xuyên suốt mọi hành động trong cả cuộc đời cách mạng, phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của Người; bao gồm: phong cách tư duy, phong cách làm việc (phong cách quần chúng, phong cách dân chủ, phong cách nêu gương), phong cách ứng xử, phong cách diễn đạt, phong cách sinh hoạt…
Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người Việt Nam. Đó là phong cách của một con người với nhân cách siêu việt, cái Tâm trong sáng, cái Đức cao đẹp, cái Trí minh mẫn, cái Hành mực thước, phong cách của một lãnh tụ, một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản chân chính. Đó còn là phong cách của người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Phong cách Hồ Chí Minh không phải để cho người đời ca ngợi, sùng bái mà là tấm gương để mọi người noi theo, học tập. Không phải chỉ người Việt Nam, từ lao động chân tay đến lao động trí óc, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược, từ người tu hành đến các chính khách, thương gia đều tìm thấy ở Hồ Chí Minh phong cách của chính mình, mà cả người nước ngoài ở phương Đông hay ở phương Tây cũng cảm thấy gần gũi, không xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, phong cách của Người không chỉ là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Là 3 mặt gắn kết chặt chẽ, mật thiết với nhau, thể hiện hài hòa ở phong cách làm việc, sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương là toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, vì nước, vì dân mà hy sinh quên mình.
a) Phong cách quần chúng (sâu sát, gần gũi, lắng nghe, tôn trọng quần chúng, học hỏi quần chúng, chú trọng làm gương...);
- Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có lòng tin vô tận đối với quần chúng. Người luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Người nhìn thấy sức mạnh của quần chúng nhân dân không chỉ đơn thuần là sức mạnh chính trị mà còn là chiều sâu của tư tưởng nhân văn: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
- Phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin: Quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; được thể hiện bằng phong cách: sâu sát quần chúng, vì lợi ích của quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng và suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Phong cách quần chúng là phải đi sâu, đi sát quần chúng, gần gũi, gắn bó với nhân dân; trong quan niệm của Bác Hồ, là muốn chăm lo được cho nhân dân thì phải nắm được dân tình, phải hiểu thấu dân tâm, phải biết được dân cần gì, dân thiếu cái gì, dân khổ cái gì. Bác nói: “Đi vào trong quần chúng, hiểu quần chúng, để biết được họ thiếu cái gì, cần cái gì, để rồi từ đó mà tìm cách thoả mãn nhu cầu quần chúng”. 
- Phong cách quần chúng tức là bao giờ cũng biết đặt lợi ích của quần chúng, của nhân dân lên trên hết, lên trước hết, cao hơn lợi ích của cá nhân mình, sẵn sàng hy sinh lợi ích của cá nhân vì lợi ích của nhân dân. Yêu nước, thương dân, suốt đời vì dân, vì nước là suy nghĩ nhất quán, thường trực trong con người Hồ Chí Minh, đã thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài bằng phong cách quần chúng ở Người.
- Phong cách quần chúng là phải biết chăm lo cho quần chúng, cả về vật chất và tinh thần. Theo Bác: chăm lo cho quần chúng đối với Đảng ta, đối với cán bộ, đảng viên là “phải biết đem tài của dân, sức của dân để tự làm lợi cho dân”; do đó, Đảng muốn hướng dẫn được thì Đảng phải có phong cách quần chúng.
- Phong cách quần chúng là biết cách tổ chức quần chúng, mà muốn tổ chức quần chúng thì phải luôn sâu sát, quan hệ mật thiết với quần chúng, nắm bắt sâu sắc tình hình thực tế, nhất là thực tế đời sống, thực tế tâm lý, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, đời sống tinh thần, phong tục tập quán… của quần chúng thì mới tổ chức được họ. Trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu nguyện vọng của quần chúng nhân dân, nắm sát thực tế, gần gũi với cuộc sống để biết cách tổ chức, biết cách giáo dục, động viên, đoàn kết quần chúng thành sức mạnh.
b) Phong cách dân chủ (tôn trọng tập thể, tranh thủ, phát huy ý kiến, sáng tạo của nhiều người, không áp đặt, độc đoán chuyên quyền...);
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất quý trọng dân chủ, trân trọng dân chủ, coi dân chủ là một giá trị của sự phát triển xã hội, của một sự tiến bộ xã hội, Người nói: “Dân chủ là của cải quý báu nhất của nhân dân, thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn”.
- Phong cách dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ thực hành dân chủ cho nhân dân, đến thực hành dân chủ trong Đảng, trong cơ quan, tổ chức) là sự thể hiện nhất quán của tư tưởng, đạo đức vì Dân, vì Nước. Người khẳng định 5 điểm đạo đức mà người đảng viên phải giữ gìn cho đúng, đó là: (1) Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân; (2) Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng; (3) Trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu; (4) Trong hoàn cảnh nào, cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết; (5) Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
- Dân chủ Hồ Chí Minh là dân chủ quần chúng. Quần chúng là nguồn gốc, là mục đích của phong cách dân chủ Hồ Chí Minh. Người quan niệm cái gì có lợi cho nhân dân, cho dân tộc là chân lý, và Người xem phục vụ nhân dân là phục tùng chân lý; làm công bộc cho dân là một việc làm cao thượng. Vì lẽ đó, cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là một tấm gương mẫu mực về gần dân, hiểu dân, kính trọng, phục vụ nhân dân. Người nói: “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn căn dặn cán bộ rằng: quần chúng nhân dân là người làm ra lịch sử, làm nên thành công của cách mạng, là người chủ đất nước; mỗi đảng viên, cán bộ ở bất cứ cương vị nào, làm công việc gì đều phải “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
- Bản chất dân chủ Hồ Chí Minh, trước hết là tình thương yêu bao la và niềm tin tưởng vô tận đối với quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với quần chúng một cách tự nhiên, bình dị với nụ cười hiền hậu, giọng nói ấm áp và vòng tay rộng mở thể hiện lòng nhân ái bao la, sự quan tâm, tôn trọng, đồng cảm đến mức thấu cảm - hòa đồng với họ.
- Dựa vào quần chúng để lãnh đạo, quản lý, nhằm phục vụ lợi ích quần chúng là đặc trưng cơ bản, thể hiện đặc trưng bản chất của phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh. Trong hoạt động cách mạng cũng như trong cuộc sống đời thường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy sức mạnh và sự sáng tạo vô cùng to lớn của nhân dân. Người từng nói: Dân ta rất thông minh, biết giải quyết mọi công việc một cách nhanh chóng mà nhiều cán bộ nghĩ mãi không ra, “Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được”. Đó là sự tổng kết thực tiễn cách mạng rất sâu sắc: Phải không ngừng học dân. Có gần dân, gắn bó mật thiết với nhân dân mới hiểu được rằng: “Nhân dân ta rất cần cù, thông minh và khéo léo. Trong sản xuất và trong sinh hoạt, họ có rất nhiều kinh nghiệm quý báu”. Vì vậy, Người khuyên cán bộ, đảng viên “cần tham gia tổng kết những kinh nghiệm quý báu ấy”
- Dân chủ Hồ Chí Minh là dân chủ có sự lãnh đạo của Đảng. Khi đề ra đường lối, chính sách, giải quyết nhiệm vụ chính trị, theo Hồ Chí Minh, cần phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng, phải dùng kinh nghiệm dân chúng để thêm cho kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, dân chủ của quần chúng nhân dân, theo Người, phải có sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, thống nhất của Đảng theo nguyên tắc dân chủ tập trung; tập thể lãnh đạo phải luôn đi đôi với cá nhân phụ trách .
- Phong cách dân chủ, phải gắn với vai trò chịu trách nhiệm của cá nhân. Dân chủ càng rộng rãi, thì trách nhiệm của cá nhân càng lớn, càng tập trung; trách nhiệm cá nhân phải thể hiện được bản lĩnh dám làm, dám chịu trách nhiệm, chứ không đùn đẩy cho tập thể, không đùn đẩy cho số đông, người đề ra quyết định phải chịu trách nhiệm với những quyết định của mình.
- Phong cách dân chủ bao giờ cũng phải đi liền với kỷ luật, kỷ cương. Quyền của dân bao giờ cũng phải gắn với nghĩa vụ của dân, hai mặt này không thể tách rời. Đối với cán bộ, đảng viên cũng vậy, dân chủ trong Đảng, tức là đảng viên có quyền, nhưng mà phải nghiêm túc thực hành kỷ luật Đảng; thực hiện nghiêm túc kỷ luật Đảng cũng là đạo đức của người đảng viên. Người nói: “Trong chế độ Dân chủ cộng hòa thì pháp luật đi liền với kỷ cương pháp chế, người có công thì được trọng thưởng, người có tội thì phải trừng trị”.
- Dân chủ Hồ Chí Minh là dân chủ có tư duy, có trí tuệ. Dân chủ có tư duy, trí tuệ là nét đặc sắc, độc đáo làm nên diện mạo của phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh.
c) Phong cách nêu gương
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt; phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; nói phải đi đôi với làm. Cần nêu gương trên cả ba mối quan hệ: đối với mình, đối với người, đối với việc.
+ Đối với mình: phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày;
+ Đối với người: luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, khoan dung, độ lượng; thật thà, không dối trá, lừa lọc;
+ Đối với việc: dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng”, (để việc công lên trên, lên trước việc tư).
- Chủ tịch Hồ Chí Minh không những làm gương mà Người còn rất chú trọng nêu gương, nêu gương tức là gương người khác, thực hành tức là mình làm gương, còn nêu gương là phát hiện, chú trọng, xây dựng điển hình để nhân rộng ra trong đời sống xã hội.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm, giữ liêm khiết, trong sạch trở thành phong cách riêng của Người ở mọi lúc, mọi nơi. Người sống trung thực, chân thành với chính mình và với người khác.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương đấu tranh không mệt mỏi chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội, trong mỗi con người, chống lại biểu hiện tiêu cực, nhất là căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu trong bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước để các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước thật sự trong sạch, đại diện cho nhân dân.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh có thái độ rõ ràng, công minh trước công và tội của từng cá nhân. Người viết nhiều bài báo giáo dục, cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên không được phép làm “quan cách mạng”, phòng tránh những cám dỗ đời thường để không bị gục ngã trước những “viên đạn bọc đường”. Người đã trực tiếp chỉ đạo xét xử những vụ án lớn; phân tích thấu tình đạt lý những nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm của cán bộ, đảng viên, trong đó có đảng viên có chức, có quyền. Người chỉ ra hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức mà các hành vi phạm tội gây ra, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào pháp luật, vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
2.- Liên hệ thực tế:
Để thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013, trường đã cho tất cả CBGVNV quán triệt nội dung phong trào mà tập trung vào 3 vấn đề là phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương, sau đó cá nhân đăng ký những việc làm cụ thể.
a)    Về phong cách quần chúng:
- Thường xuyên liên hệ quần chúng để lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, quan tâm, gần gũi tạo mối quan hệ đoàn kết, gắn bó với nhân dân nơi công tác, nơi cư trú; với đồng chí, đồng nghiệp, liên hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, cũng như ban ngành, đoàn thể để thực hiện công tác giáo dục học sinh. Coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp giáo dục.
- Gương mẫu trong đạo đức lối sống, làm cho nhân dân tin, luôn lắng nghe ý kiến của đồng chí, đồng nghiệp và phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; cũng như các ý kiến đóng góp cho cá nhân. Hết lòng phục vụ lợi ích vì tập thể nhà trường, vì lợi ích của học sinh, phụ huynh. Mọi công việc có liên quan đến tập thể nhà trường và học sinh cần phải bàn bạc lấy ý kiến của phụ huynh và tham mưu với các cấp lãnh đạo như việc vận động nhân dân thực hiện xã hội hóa giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học…
b) Về phong cách dân chủ:
- Thường xuyên trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ trên các văn bản của Đảng, ngành, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nâng cao ý thức phê bình và tự phê bình.
- Luôn xác định rõ trách nhiệm của tập thể, không để có tình trạng lợi dụng danh nghĩa tập thể áp đặt ý đồ cá nhân, các hiện tượng tranh công, đổ lỗi, thành tích thì gắn với cá nhân, khuyết điểm đổ lỗi cho tập thể; không có biểu hiện chuyên quyền.
c) Về phong cách nêu gương:
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của cơ quan, của địa phương.
- Tích cực gương mẫu chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, sự phân công, điều động của tổ chức; nêu cao trách nhiệm cá nhân, biết lắng nghe sự góp ý của tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể. Luôn chịu trách nhiệm, đương đầu với mọi khó khăn, không lánh nặng tìm nhẹ, đùn đẩy cho tập thể, cho người khác.
                                                                            Tam Hải, ngày 19  tháng 8 năm 2013
                                                                                     NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

Tác giả bài viết: Khôi Nguyễn

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://tranphu-nuithanh.edu.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thu hoạch, bồi dưỡng

Những tin mới hơn

  • Gợi ý trả lời bài dự thi "Tìm hiểu về Hiến pháp nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" (02/03/2015)

Những tin cũ hơn

  • Hình ảnh Đại hội cháu ngoan Bác Hồ tại Nhà lưu niệm Quân khu V (10/07/2013)
  • Bài thơ tóm tắt Truyện Kiều (04/05/2013)
  • Hướng dẫn khai lý lịch của người xin vào Đảng (29/03/2013)
  • Hội trại kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2013) (26/03/2013)
  • Một số hình ảnh tư liệu cần cho Hội trại kỷ niệm 82 ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3/1931 - 26/3/2013) (19/03/2013)
  • Đại hội chi đoàn Nhiệm kỳ 2013 - 2014 (03/02/2013)
  • Thông báo (25/01/2013)
  • Thông tin về Chi đoàn (24/01/2013)
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường TH Trần Phú (15/01/2013)
  • Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp (14/12/2012)
 

Giới thiệu

Giới thiệu về nhà trường

Nội dung bài viết đang được cập nhậtNội dung bài viết đang được cập nhậtNội dung bài viết đang được cập nhậtNội dung bài viết đang được cập nhật

Thành viên đăng nhập

Quên mật khẩu?
Google Google Yahoo Yahoo Myopenid Myopenid

Liên kết




Công ty Phú Bình Pro
thiết kế web tại Quảng Nam



 

Điều hành công việc PGD

Liên kết Website

truonghoc.edu.vn
trắc nghiệm online
vé máy bay vé máy bay
Thiết kế bởi Công ty thiết kế web Phú Bình Pro
Trường tiểu học Trần Phú
Địa chỉ: Xã Tam Hải - Núi Thành - Quảng Nam
Điện thoại: 05103.872737 - Website: tranphu-nuithanh.edu.vn